Làm sao để tiết kiệm nhiều hơn? 6 mẹo giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn

Làm sao để tiết kiệm nhiều hơn? |HyperLead

Tiết kiệm tiền không chỉ đơn thuần là gửi tiền vào ngân hàng. Đó là việc lập kế hoạch quản lý tài chính của mỗi cá nhân, thanh toán các khoản tới hạn và xây dựng tài khoản tiết kiệm của bạn. Nếu bạn chưa làm những điều này, thì đã đến lúc bắt đầu! Dưới đây là sáu mẹo sẽ giúp bạn tăng số tiền tiết kiệm trong năm nay:

 

Mẹo #1: Lập kế hoạch cho việc quản lý tài chính và tiết kiệm

Bước đầu tiên là lập kế hoạch tài chính của bạn. Bạn cần đặt mục tiêu cụ thể cho việc tiết kiệm của mình. Quy tắc SMART nên được áp dụng để đặt một mục tiêu hiệu quả trong trường hợp này.

Với quy tắc SMART, mục tiêu cho việc tiết kiệm của bạn cần tuân thủ

  • Specific: cụ thể, dễ hiểu
  • Measurable: có thể đo lường
  • Attainable: có thể đạt được
  • Relevant: liên quan
  • Time-bound: có thời hạn cụ thể

Làm sao để tiết kiệm nhiều hơn? |HyperLead

 

Ví dụ: Thay vì đặt mục tiêu “Có một khoản tiền tiết kiệm vào cuối năm” thì chúng ta sẽ đổi lại mục tiêu “Tiết kiệm được 5 triệu vào cuối năm 2022”.

Một mục tiêu rõ ràng và có thể đạt được có thể tạo một động lực lớn để thực hiện. Bên cạnh đó, việc tạo “deadline” cho việc tiết kiệm khiến chúng ta hình thành ý thức phải thực hiện công việc này. Cuối cùng, khi đặt một con số cụ thể, bạn có thể tự phân chia mục tiêu thành các cột mốc nhỏ hơn để thực hiện từng bước một.

 

Mẹo #2: Quản lý ngân sách chi tiêu mỗi tháng để tiết kiệm được nhiều hơn

6 mẹo tiết kiệm nhiều hơn | HyperLead

Ngân sách hay ngân quỹ (tiếng Anh và tiếng Pháp đều là: Budget) nói chung là một danh sách tất cả các chi phí và thu nhập theo kế hoạch.

Trong khi tạo ngân sách, bạn nên cân nhắc những điều sau:

  • Trung bình bạn tiêu bao nhiêu tiền mỗi tháng? Điều này có thể phức tạp vì nó dựa trên số tiền bạn kiếm được và tần suất bạn mua sắm. Nếu bạn có một lịch trình bị thay đổi, thì điều đó có thể đồng nghĩa với việc chi tiêu nhiều tiền hơn trong tuần hoặc tháng. Cách tốt nhất để nắm được thói quen chi tiêu hàng tháng của bạn là ghi lại tất cả các khoản chi tiêu trong vài tháng (hoặc vài năm).
  • Cách dễ nhất để làm điều này là sử dụng một ứng dụng như sổ thu chi MISA hoặc tự lập một bảng thống kê Google Sheet để theo dõi mọi giao dịch mua thẻ ghi nợ và phân loại chúng thành các loại danh mục chi tiêu khác nhau, chẳng hạn như cửa hàng tạp hóa và giải trí — sau đó cộng tất cả những con số đó vào cuối mỗi tháng để đánh giá mức tiêu dùng của cá nhân.
  • Mục tiêu của tôi là gì? Ở Mẹo trên, bạn đã xác định được mục tiêu của mình rồi. Dù bằng cách nào, việc có mục tiêu trong đầu sẽ giúp mọi thứ tập trung trong suốt các hoạt động hàng ngày.

Khi tạo trước một ngân sách cho việc chi tiêu, bạn sẽ hạn chế việc tiêu sài cho những thứ không hợp lý, hoặc nằm ngoài khả năng tài chính của bản thân. Việc lên kế hoạch trước cho các khoản chi thường xuyên hàng tháng giúp chúng ta chủ động hơn trước các biến cố về tài chính.

 

Mẹo #3: Tăng nguồn tiền của bản thân – Xây dựng nguồn lực tài chính cá nhân bền vững

6 mẹo giúp tiết kiệm nhiều hơn |HyperLead

  • Tạo thêm nguồn thu nhập

Đối với sinh viên, nguồn thu nhập chính có lẽ là trợ cấp từ gia đình, hoặc học bổng. Một số bạn có thể đi làm thêm với mức lương 1 đến 2 triệu. Tuy nhiên, với một số tiền nhỏ thì để sinh sống tại trung tâm các thành phố lớn có thể là một khó khăn lớn. Đây cũng là một trở ngại để các bạn sinh viên có thể theo đuổi một kế hoạch tài chính cá nhân từ sớm. Vì với nguồn tiền như thế việc chi tiêu cho các khoản thiết yếu đã rất chật vật, chứ đừng nói đến việc có tài khoản tiết kiệm.

Để có thể trở nên tự do hơn về tài chính cá nhân, HyperLead gợi ý bạn nên có ít nhất một nguồn thu nhập. Trong đó nên có một nguồn thu nhập thụ động như một khoản dự phòng nghỉ việc, ví dụ như giãn cách xã hội Covid-19.

Bạn có thể tìm được nhiều công việc online làm vào các thời gian rảnh. Một công việc có thu nhập thụ động khá phổ biến hiện nay là Affiliate Marketing. Affiliate Marketing có thể giúp bạn kiếm ra tiền trong khi đang ngủ nữa đấy.

>> Bắt đầu kiếm tiền cùng Affiliate Marketing tại đây!

 

  • Đầu tư vào các tài sản bền vững

Khi có những khoản tiền dự trữ đủ lớn, bạn có thể mua các sản phẩm tài chính an toàn để tích trữ và tăng tài sản cho mình. Bên cạnh tài khoản tiết kiệm, bạn có thể mua những chứng chỉ tiền gửi, bảo hiểm cho cá nhân và gia đình. Đối với kênh đầu tư chứng khoán HyperLead đánh giá khá rủi ro cho người mới bắt đầu. Hãy chỉ đầu tư chứng khoán khi bạn có đủ kiến thức nhé, nếu không là lỗ to đấy.

Bạn có thể đọc thêm nhiều kiến thức về tài chính cá nhân và đầu tư tại trang web của Redbag.vn và cách kiếm tiền online hiệu quả tại HyperLead.vn đó.

 

Mẹo #4: Tiết kiệm và chi tiêu bằng tiền mặt

Làm sao để tiết kiệm nhiều hơn? |HyperLead

Tại sao lại là tiền mặt? Đây có lẽ là một mẹo đi ngược lại với xu hướng tiêu dùng hiện nay. Hãy thử điều mới mẻ này và xem lợi ích của nó nhé!

Đối với lứa tuổi gen Y (sinh khoảng từ năm 1980 đến 1995) và các lứa tuổi trở về trước, việc sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ có lẽ rất xa lạ. Hầu như họ chỉ dùng tiền mặt rút thẳng ra ngay sau khi lương được chuyển về tài khoản ngân hàng. Sau đó, các khoản tiền sẽ được chia nhỏ ra để chi tiêu theo tuần hoặc theo các khoản riêng như xăng xe, tiền nhà,…

Có thể nói có một tài khoản tiền mặt là cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn đang tiết kiệm và chi tiêu phù hợp với mục tiêu của mình. Đồng thời nó mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát được tài chính của mình.

Khi sử dụng thẻ tín dụng (credit card) hoặc thẻ ghi nợ (debit card), hành động trả tiền diễn ra ít rào cản hơn, cộng thêm các ưu đãi hoàn tiền 1-2%. Chúng ta được thúc đẩy chi tiêu nhiều hơn, dẫn tới số tiền sử dụng vượt quá ngân sách mà không hay biết. Ngược lại, với một chiếc bóp, bạn có thể giới hạn lượng tiền mặt tối đa có thể dùng trong ngày.

Quản lý chi tiêu bằng tiền mặt cũng là phương pháp chi tiêu tiết kiệm rất phổ biến ở Nhật Bản. Khi nhận lương, họ sẽ ghi ra giấy danh sách các khoản chi trong tháng, sau đó, chia tiền thành các khoản tương ứng. Với mỗi khoản tiền khác nhau, họ sẽ gói vào những ngăn riêng trong ví hoặc sổ tay.

Việc này giúp cho các khoản chi không bị hao hụt lẫn nhau. Khi cuối tháng, với những khoản còn dư, bạn có thể dùng nó để  tặng một món quà để khích lệ tinh thần hoặc thêm vào tài khoản tiết kiệm.

 

Mẹo #5: Tránh mua hàng bốc đồng – mua sắm tiết kiệm hơn

Làm sao để tiết kiệm nhiều hơn? |HyperLead

Một trong những cách dễ nhất để tiết kiệm tiền là tránh mua sắm bốc đồng. Mua hàng hấp dẫn là những thứ chúng ta mua mà không thực sự nghĩ về chúng, chẳng hạn như mua một chiếc ốp lưng điện thoại mới hoặc khi đói mới nghĩ tới đi ăn tối. Những loại chi tiêu này có thể hấp dẫn và thú vị, nhưng lại đang ăn mòn khoản tiền tiết kiệm của chúng ra đó.

Tất cả chúng ta đều có thể gặp trường hợp này: bạn đang giải trí trên nền tảng Facebook vào một buổi tối, đột nhiên thấy một bức ảnh của người bạn của bạn với một chiếc máy hút bụi kiểu mới. Bạn không thực sự cần một chiếc máy hút bụi mới, bạn chỉ chợt nghĩ nó sẽ giúp công việc nhà của bạn nhẹ nhàng hơn. Và các khuyến mãi trên sàn thương mại điện tử luôn chực chờ sẵn cơ hội bán hàng cho bạn. Cuối cùng, bạn đã mua sắm thêm một vật bạn không cần lắm và nó làm tiêu tan số tiền bạn có thể tiết kiệm trong tháng này.

Một nguyên tắc khác cho việc mua sắm là: hãy mua hàng khuyến mãi để tiết kiệm hơn nhưng đừng mua vì nó khuyến mãi. Đây là một mẹo tâm lý cho việc quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Xem ví dụ dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn.

Ví dụ, bạn rất muốn ăn pizza và sẽ đặt pizza cho gia đình trong tuần này. Hãy chọn mua vào thứ 3 để được khuyến mãi. Vậy là bạn có thể tiết kiệm được một ít tiền. Nhưng nếu bạn bất chợt quyết định mua pizza vì được giảm 20% trên hoá đơn, trong trường hợp này, bạn vừa thực hiện một hành động mua sắm không lường trước được đó.

 

Mẹo #6: Ưu tiên trả các khoản nợ cũng là cách tiết kiệm

6 mẹo giúp tiết kiệm nhiều hơn |HyperLead

Thanh toán các khoản nợ của bạn, vì nợ sẽ luôn đi kèm với lãi suất. Hiện nay xu hướng dùng thẻ tín dụng càng ngày càng tăng. Bạn cần phải hiểu việc sử dụng thẻ xài tiền trước, trả tiền sau thực chất là một khoản nợ.

Khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần đọc kỹ và hiểu các điều khoản sử dụng thẻ. Đối với thẻ tín dụng, mức lãi suất tương đối cao. Khi bạn sử dụng thẻ và thanh toán tiền đúng hạn, bạn sẽ không phải trả lãi suất. Tuy nhiên nếu bạn trả chậm hoặc trả thiếu, số tiền bạn phải trả ngân hàng sẽ khác xa so với bạn tưởng tượng đó.

Do đó, hãy chi tiêu hợp lý và hoàn trả các khoản nợ đúng hạn để hạn chế số tiền lãi cũng là một cách để tiết kiệm. Chúng ta cần phải hạn chế tối đa các khoản tiền cần chi trả để giúp thực hiện mục tiêu tiết kiệm.

Nói về thẻ tín dụng, hiện nay ở Mỹ diễn ra tình trạng vỡ nợ thẻ tín dụng khi người dân chi tiêu bằng thẻ tín dụng quá nhiều và mất khả năng thanh toán. Việc trì hoãn thanh toán thẻ càng lâu thì khoản phí bạn phải trả càng nhiều, bao gồm lãi suất và các khoản phạt.

 

Kết luận

Tiết kiệm tiền là một cách tuyệt vời để trở nên hiểu biết hơn về tài chính, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nếu bạn gặp khó khăn với ngân sách của mình, hãy thử các mẹo mà HyperLead đã nêu ở trên! Tài chính cá nhân không dễ thực hiện, cần thực hiện kiên trì theo thời gian. Vì vậy, hãy tiếp tục và bắt đầu kiếm tiền, chi tiêu và tiết kiệm ngay hôm nay nhé!

Làm sao để tiết kiệm nhiều hơn? | HyperLEad

Facebook Comments Box